Bài tập số phức: Tổng hợp các bài tập theo dạng và có lời giải

Trong bài viết này, DanChuyenToan sẽ giúp độc giả tìm hiểu 10 dạng bài ập số phức đặc trưng nhất. Mỗi dạng bài đều có phương pháp giải riêng và các bài tập vận dụng có lời giải chi tiết.

Bài tập số phức
Bài tập số phức

Kiến thức cần nắm

1. Khái niệm

Cho số phức z = a + bi (a, b ∈ ℝ). Khi đó:

+) a là phần thực, b là phần ảo.

+) i là đơn vị ảo, i2 = −1.

+) Nếu a = 0 thì z là số thuần ảo.

+) Nếu b = 0 thì z là một số thực.

2. Quan hệ giữa các tập hợp số

Tập số phức kí hiệu là ℂ.

Quan hệ các tập hợp số: ℕ⊂ ℤ ⊂ ℚ ⊂ ℝ ⊂ ℂ

3. Hai số phức bằng nhau

Cho z1 = a + bi và z2 = c + di (a, b, c, d ∈ ℝ). Khi đó:

4. Biểu diễn hình học của số phức

Biểu diễn hình học của số phức Biểu diễn hình học của số phức

 

Mỗi số phức z = a + bi được biểu diễn bởi duy nhất một điểm

M (a, b) trên mặt phẳng tọa độ.

5. Mô-đun số phức

5.1. Khái niệm Mô-đun số phức

Độ dài của véc–tơ được gọi là mô-đun của số phức z và kí hiệu là |z|.

Từ định nghĩa, suy ra hay

5.2. Tính chất

+) |z| ≥ 0, ∀z ∈ ℂ; |z| = 0 ⇔ z = 0.

+) |z.z| = |z|. |z|.

+)

+) ||z| − |z|| ≤ |z ± z| ≤ |z| + |z|.

6. Số phức liên hợp

Số phức liên hợp Số phức liên hợp

Cho số phức z = a + bi (a, b ∈ ℝ).

Ta gọi a − bi là số phức liên hợp của z và kí hiệu là .

Vậy hay

Chú ý:

7. Phép toán trên số phức

7.1. Cộng, trừ hai số phức

Ta cộng (trừ) phần thực theo phần thực, phần ảo theo phần ảo.

(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d) i.

(a + bi) −(c + di) = (a − c) + (b − d) i.

7.2. Phép nhân hai số phức

Ta nhân phân phối, tương tự nhân hai đa thức. Lưu ý: i2 = −1.

(a + bi)(c + di) = (ac − bd) + (ad + bc) i

7.3. Phép chia hai số phức

Cho hai số phức z1 = a + bi và z2 = c + di. Thực hiện phép chia , ta nhân thêm ở tử và mẫu.

Phép chia hai số phức

Số phức nghịch đảo của z là

Lũy thừa của đơn vị ảo:

i2 = −1.

i3 = −i

in = 1 nếu n chia hết cho 4.

in = i nếu n chia 4 dư 1

in = −1 nếu n chia 4 dư 2

in = −i nếu n chia 4 dư 3

8. Phương trình bậc hai với hệ số thực

Xét phương trình ax2 + bx + c = 0, với a, b, c ∈ ℝ và a ≠ 0. Đặt ∆ = b2 – 4ac, khi đó:

Nếu ∆ ≥ 0 thì phương trình có nghiệm

Nếu ∆ < 0 thì phương trình có nghiệm

Định lý Viet:

Phân dạng bài tập

Dạng 1. Thực hiện các phép toán của số phức, tìm phần thực phần ảo

Phương pháp giải

Cho hai số phức z = a + bi và z’ = a’+ b’i trong đó a, b, a’, b’ ∈ ℝ. Khi đó

z + z’ = (a + a’) + (b + b’)i

z – z’ = (a – a’) + (b – b’)i

zz’ = aa’ – bb’ + (ab’ + a’b)i

Ví dụ:

Hai số phức z1 = 3 – 7i, z2 = 4 + 3i

z1 + z2 = (3 + 4) + (–7 + 3)i = 7 – 4i

z1 – z2 = (3 – 4) – (–7 – 3)i = – 1 – 10i

z1 . z2 = [3.4 – (–7).3] + [3.3 + 4. (–7)] i = 33 – 19i

Bài tập vận dụng

Câu 1. Tất cả các số phức z thỏa mãn 2z – 3(1 + i) = iz + 7 – 3i là

A.

B. z = 4 – 2i

C.

D. z = 4 + 2i

Hướng dẫn giải

Chọn D

Ta có: 2z – 3(1 + i) = iz + 7 – 3z ⇔ (2 – i)z = 10

Câu 2. Cho số phức z = a + bi (a, b ∈ ℝ) thỏa mãn z + 1 + 3i – |z|i = 0. Giá trị S = a – 3b là

A.

B. S = 3

C. S = – 3

D.

Hướng dẫn giải

Chọn B

Ta có: z + 1+ 3i – |z|i = 0

Câu 3. Tính C = 1 + (1 + i) + (1 + i)2 + (1 + i)3 + … + (1 + i)20.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức cấp số nhân:

Ta có: C = 1 + (1 + i) + (1 + i)2 + (1 + i)3 + … + (1 + i)20

Ta có: (1 + i)2 = 2i

⇒ (1 + i)21 = (1 + i)20 . (1 + i) = (2i)10 . (1 + i) = −210. (1 + i) = −210 – i.210

Do đó:

Câu 4. Tính tổng S = i + 2i2 + 3i3 + … + 2012.i2012

A. −1006 + 1006i

B. 1006 + 1006i

C. −1006 – 1006i

D. 1006 – 1006i

Hướng dẫn giải

Chọn D

Cách 1:

Ta có: iS = i2 + 2i3 + 3i4 + … + 2012.i2013

⇒ S – iS = i + i2 + i3 + … + i2012 – 2012.i2013

Dãy số i, i2, i3, …, i2012 là một cấp số nhân có công bội q = 1 và có 2012 số hạng, suy ra:

Do đó: S – iS = −2012.i2013 = –2012i

Cách 2: Dãy số 1, x, x2, …, x2012 là một cấp số nhân gồm 2013 số hạng và có công bội bằng x.

Xét x ≠ 1, x ≠ 0 ta có:

(1)

Lấy đạo hàm hai vế của (1) ta được:

(2)

Nhân hai vế của (2) cho x ta được:

(3)

Thay x = i vào (3) ta được:

Với i2014 = −1, i2013 = i

Vậy

Câu 5. Cho α, β hai số phức liên hiệp thỏa mãn . Tính |α|.

A.

B. 3

C. 2

D.

Hướng dẫn giải

Chọn C

Đặt α = x + iy ⇒ β = x – iy với x, y ∈ ℝ

Không giảm tính tổng quát, ta có y ≥ 0.

nên

Do α, β hai số phức liên hợp nên α, β ∈ ℝ, mà do đó α3 ∈ ℝ.

Nhưng ta có α3 = x3 – 3xy2 + (3x2y – y3).i nên α3 ∈ ℝ khi và chỉ khi

3x2y – y3 = 0 ⇔ y (3x2 – y2) = 0 ⇒ x2 = 1

Vậy .

Câu 6. Tìm c biết a, b và c các số nguyên dương thỏa mãn: c = (a + bi)3 −107i.

A. 400

B. 312

C. 198

D. 123

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có c = (a + bi)3 −107i = a3 – 3ab2 + i.(3a2b – b3 – 107).

Nên c là số nguyên dương thì 3a2b – b3 – 107 = 0 hay b (3a2 – b2) = 107.

Vì a, b ∈ Z+ và 107 số nguyên tố nên xảy ra:

b = 107; 3a2 – b2 ⇒ H26 (loại)

b = 1; 3a2 – b2 = 107 ⇒ a2 =36 ⇒ a = 6 (thỏa mãn)

Vậy nên c = a3 – 3ab2 = 63 – 3.6.12 = 198

Dạng 2. Tìm số phức liên hợp, tính môđun số phức

Phương pháp giải

Số phức z = a+ bi có

Chú ý: Nếu z = a + bi thì

Ví dụ: Số phức liên hợp của số phức z = (2 – 3i)(3 + 2i) là

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Ta có: z = (2 – 3i)(3 + 2i) = 6 – 5i – 6i2 = 12 – 5i ⇒

Chọn D

Bài tập vận dụng

Câu 1. Cho số phức z = a + bi, với a, b là các số thực thỏa mãn a + bi + 2i(a – bi) + 4 = i, với i là đơn vị ảo. Môđun của ω = 1 + z + z2

A. |ω| =

B. |ω| =

C. |ω| = 229

D. |ω| = 13

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có a + bi + 2i(a – bi) + 4 = i

Suy ra z = 2 – 3i

Do đó ω = 1 + z + z2 = –2 – 15i.

Vậy

Câu 2. Cho số phức z thỏa mãn . Môđun của số phức .là

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có

⇒ z = –1 – 2i ⇒ w = i. (–1 + 2i) + (–1 – 2i) = – 3 – 3i

Câu 3. Cho z1, z2 là các số phức thỏa mãn |z1| = |z2|= 1 và .

Giá trị của biểu thức P = |2z1 + z2| là

A. P = 2

B. P =

C. P = 3

D. P = 1

Hướng dẫn giải

Chọn A

Đặt z1 = a1 + b1i; a1, b1 ∈ ℝ, z2 = a2 + b2i; a2, b2 ∈ ℝ

Suy ra a12 + b12 = a22 + b22 = 1 và

Ta có 2z1 + z2 = 2a1 + a2 + (2b1 + b2)i

Suy ra P = |2z1 + z2| = 2

Dạng 3. Bài toán liên quan đến điểm biểu diễn số phức

Câu 1. Cho A, B, C lần lượt là các điểm biểu diễn của các số phức . Số phức có điểm biểu diễn D sao cho ABCD là hình bình hành là

A. z = –6 – 4i

B. z = –6 + 3i

C. z = 6 – 5i

D. z = 4 – 2i

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có: A là điểm biểu diễn của số phức 4 – 3i nên A(4; –3)

B là điểm biểu diễn của số phức (1 + 2i)i = –2 + i nên B(– 2; 1)

C là điểm biểu diễn của số phức nên C(0; –1)

Điều kiện để ABCD là hình bình hành là

Câu 2. Cho tam giác ABC có ba đỉnh A, B, C lần lượt là điểm biểu diễn hình học của các số phức z1= 2 – i, z2 = – 1 + 6i, z3 = 8 + i. Số phức z4 có điểm biểu diễn hình học là trọng tâm của tam giác ABC. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. z4 = 3– 2i

B. |z4| = 5

C. (z4)2 = 13 + 12i

D.

Hướng dẫn giải

Chọn D

Ta có A(2; –1), B(–1; 6), C(8; 1)

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC.

⇒ G(3; 2) ⇔ z4 = 3 + 2i ⇒

Câu 3. Cho các số phức z1, z2 thỏa mãn |z1| = 3, |z2|= 4 và |z1 − z2| = 5. Gọi A, B lần lượt là các điểm biểu diễn số phức z1, z2 trên mặt phẳng tọa độ. Diện tích S của ∆OAB (với O là gốc tọa độ) là

A. S =

B. S = 6

C. S =

D. S = 12

Hướng dẫn giải
Chọn B

Ta có: |z1| = OA = 3, |z2|= OB = 4 và |z1 − z2| = AB = 5

⇒ ∆OAB vuông tại O (vì OA2 + OB2 = AB2)

Dạng 4. Tìm số phức thỏa mãn điều kiện cho trước

Câu 1. Có bao nhiêu số phức z thỏa mãn

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Đặt z = x + yi (x, y ∈ ℝ)

Ta có hệ phương trình

Do đó z = 1 + i nên có một số phức thỏa mãn

Câu 2. Có bao nhiêu số phức z thỏa điều kiện và |z| = 2?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có

Suy ra điểm M biểu diễn số phức z là giao của hai đường tròn

(C1): x2 + y2 = 4 và (C2): (x + 4)2 + y2 = 4

Vì I1I2 = R1 + R2 (I1, I2 là tâm của các đường tròn (C1), (C2) nên (C1) và (C2) tiếp xúc nhau).

Suy ra: Có một số phức z thỏa mãn yêu cầu

Câu 3. Có bao nhiêu số phức thỏa mãn |z|(z – 6 – i) + 2i = (7 – i)z?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Hướng dẫn giải

Chọn B

Nhận xét: Từ giả thiết, ứng với mỗi |z| cho ta duy nhất một số phức z.

Đặt |z| = a ≥ 0, a ∈ ℝ, khi đó ta có

|z|(z – 6 – i) + 2i = (7 – i)

⇔ a(z – 6 – i) + 2i = (7 – i)z

⇔ (a – 7 – i)z = 6a + ai –2i

⇔ (a – 7 – i)z = 6a + (a – 2)i

⇔ |(a – 7 – i)|.|z| = |6a + (a – 2)i|

⇔ [(a – 7)2 + 1]a2 = 36a2 + (a – 2)3

⇔ a4 – 14a3 + 13a2 + 4a – 4 = 0 ⇔ (a – 1)(a3 – 13a2 + 4) = 0

Hàm số f(a) = a3 – 13a2 (a ≥ 0) có bảng biến thiên

Đường thẳng y = –4 cắt đồ thị hàm số f(a) tại hai điểm nên phương trình a3 – 13a2 + 4 = 0 có hai nghiệm khác 1 (do f(1) ≠0). Thay giá trị môđun của z vào giả thiết ta được 3 số phức thỏa mãn điều kiện

Câu 4. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của m để có đúng hai số phức z thỏa mãn |z – (2m – 1) – i| = 10 và ?

A. 40

B. 41

C. 165

D. 164

Hướng dẫn giải

Chọn B

Giả sử z = x + yi (x, y ∈ ℝ) và M(x, y) là điểm biểu diễn số phức z.

Ta có: |z – (2m – 1) – i| = 10 ⇔ |z – (2m – 1) – i|2 = 100

⇔ [x – (2m – 1)]2 + (y – 1)2 = 100

Khi đó điểm biểu diễn số phức z nằm trên đường tròn (C) có tâm I(2m – 1; 1), bán kính R = 10.

Lại có:

Khi đó điểm biểu diễn của số phức z cũng nằm trên đường thẳng ∆: 2x + 8y – 11 = 0

Có đúng hai số phức z thỏa mãn nếu đường thẳng ∆ cắt đường tròn (C) tại 2 điểm phân biệt.

Tức là

Vậy có 41 giá trị nguyên của m để có đúng hai số phức z thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 5. Cho hai số phức z1 và z2 thỏa mãn |z1|= 3, |z2| = 4, . Hỏi có bao nhiêu số z mà ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Đặt z1 = x + yi, z2 = c + di (x, y, c, d ∈ ℝ). Ta có:

|z1| = 3 ⇒ x2 + y2 = 9

|z2| = 4 ⇒ c2 + d2 = 16

⇒ x2 + y2 + c2 + d2 – 2xc – 2yd = 37 ⇔ xc + yd = –6

Lại có:

Suy ra

Vậy có hai số phức z thỏa mãn

Câu 6. Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để tồn tại duy nhất số phức z thỏa mãn . Số phần tử của S là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Hướng dẫn giải

Chọn A

Dễ thấy m > 0

Đặt z = a + bi; a, b ∈ ℝ ta có hệ phương trình

Phương trình a2 + b2 = 1 là đường tròn tâm O, bán kính R = 1

Phương trình là đường tròn tâm , bán kính R = m

Có duy nhất số phức thỏa mãn đề bài

⇔ Hệ phương trình có nghiệm duy nhất

⇔ Hai đường tròn này tiếp xúc với nhau

(thỏa mãn m > 0)

Vậy có hai số thực thỏa mãn.

Câu 7. Có tất cả bao nhiêu số phức z thỏa mãn |z| = 1 và

A. 3

B. 4

C. 6

D. 8

Hướng dẫn giải

Chọn D

Đặt z = a + bi, (a, b ∈ ℝ). Ta có

Ta có hệ

Suy ra

Vậy có 8 cặp số (a; b) do đó có 8 số phức thỏa mãn.

Dạng 5. Bài toán tập hợp điểm biểu diễn số phức

Phương pháp giải

Sử dụng các định nghĩa, tính chất hình học đã biết.

Cho trước các điểm cố định I, F1, F2; F1F2 = 2c (c > 0)

Tập hợp các điểm M thỏa mãn MI = R (R > 0) là đường tròn tâm I bán kính R

Tập hợp các điểm M thỏa mãn MF1 + MF2 = 2a (a > c) là elip có hai tiêu điểm là F1, F2.

Tập hợp các điểm M thỏa mãn MF1 = MF2 là đường trung trực của đoạn thẳng F1F2.

Ví dụ: Trên mặt phẳng Oxy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn |z + 2 – 5i| = 4 là đường tròn tâm I(–2; 5), bán kính R = 2.

Bài tập vận dụng

Chú ý: Trong mặt phẳng Oxy, (x – a)2 + (y – b)2 = R2 là phương trình đường tròn có tâm I(a; b) và bán kính R > 0.

Câu 1. Xét các số phức z thỏa mãn là số thực. Biết rằng tập hợp tất cả các điểm biểu diễn của z là một đường tròn, có tâm I(a; b) và bán kính R. Giá trị a + b + R rằng

A. 6

B. 4

C. 12

D. 24

Hướng dẫn giải

Chọn B

Đặt z = x + yi (x, y ∈ ℝ)

là số thực nên

x(x – 6) + y(y + 8) = 0 ⇔ (x – 3)2 + (y + 4)2 = 25

Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn của z là đường tròn có tâm I(3; –4), bán kính R = 5.

Vậy a + b + R = 4

Câu 2. Cho số phức z thỏa mãn |z – 3| +|z + 3| = 10. Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là

A. Một parabol

B. Một đường tròn

C. Một elip

D. Một hypebol

Hướng dẫn giải

Chọn C

Gọi z = x + yi (x, y ∈ ℝ) thì |z – 3| + |z + 3| = 10 ⇔ |(x – 3) + yi| + |(x + 3) + yi|= 10 (*)

Gọi M là điểm biểu diễn số phức z và các điểm F1(3; 0), F2(–3; 0). Dễ thấy F1F2 = 6 = 2c

Khi đó: |z – 3| + |z + 3| = 10 ⇔ MF1 + MF2 = 10 = 2a

Vậy tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z là elip có hai tiêu điểm F1, F2, độ dài trục lớn là 2a = 10

Câu 3. Cho số phức z thỏa mãn |z| = 10 và . Tập hợp các điểm biểu diễn số phức w là đường tròn có tâm là

A. I(–3; –4)

B. I(3; 4)

C. I(1; –2)

D. I(6; 8)

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có

Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức w là đường tròn (C) có tâm I(–3; –4).

Câu 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn là đường thẳng có phương trình

A. x – 2y + 1 = 0

B. x + 2y = 0

C. x – 2y = 0

D. x + 2y + 1= 0

Hướng dẫn giải

Chọn C

Đặt z = x + yi (x, y ∈ ℝ) ⇒

Gọi M(x; y) là điểm biểu diễn của số phức z.

Ta có

Vậy tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn yêu cầu bài toán là đường thẳng có phương trình là x – 2y = 0.

Câu 5. Giả sử M(z) là điểm trên mặt phẳng tọa độ biểu diễn số phức z. Tập hợp những điểm M(z) thỏa mãn điều |2 + z| = |i – z| là

A. Đường thẳng 4x + 2y + 3 = 0

B. Đường thẳng 4x – 2y + 3= 0

C. Đường thẳng x + 2y – 3 = 0

D. Đường thẳng x + 9y – 3 = 0

Hướng dẫn giải

Chọn A

Cách 1: Đặt z = x + yi; (x, y ∈ ℝ) là số phức đã cho và M(x, y) là điểm biểu diễn của z trong mặt phẳng phức

Ta có

Vậy tập hợp điểm M cần tìm là đường thẳng 4x +2y + 3 = 0

Cách 2: |z + 2| = |i – z| ⇔|z – (–2)| = |i – z| (*)

Đặt z = x + yi; (x, y ∈ ℝ) là số phức đã cho và M(x; y) là điểm biểu diễn của z trong mặt phẳng phức.

Điểm A biểu diễn số –2 tức A(–2; 0) và điểm B biểu diễn số phức i tức B(0; 1).

Khi đó (*) ⇔ MA = MB.

Vậy tập hợp điểm M cần tìm là đường trung trực của AB: 4x + 2y + 3 = 0.

Câu 6. Tập hợp các điểm trên mặt phẳng tọa độ biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện

A. Đường thẳng x + y + 3 = 0

B. Đường thẳng x – 2y + 3= 0

C. Đường thẳng x + 2y + 3 = 0

D. Đường thẳng x – y – 1 = 0

Hướng dẫn giải

Chọn D

Giả sử z = x + yi (x, y ∈ ℝ), điểm M(x, y) biểu diễn z. Theo bài ra ta có:

Suy ra M thuộc đường thẳng có phương trình x – y – 1 = 0.

Vậy tập hợp điểm biểu diễn các số phức z là đường thẳng có phương trình x – y – 1 = 0

Dạng 6. Giải phương trình. Tính toán biểu thức nghiệm số phức

Phương pháp giải

Cho phương trình

az2 + bz + c = 0 (a, b, c ∈ ℝ; a ≠ 0)

Giải phương trình bậc hai với hệ số thực

Áp dụng các phép toán trên tập số phức để biến đổi biểu thức

Ví dụ: Xét phương trình z2 – 2z + 5 = 0

a) Giải phương trình trên tập số phức

b) Tính |z1| + |z2|

Hướng dẫn giải

a) Ta có: ∆’ = 1 – 5 = –4 = (2i)2

Phương trình có hai nghiệm là z1 = 2 + 2i; z2 = 2 – 2i

b) Ta có

Suy ra

Bài tập

Câu 1. Trong các số sau, số nào là nghiệm của phương trình z2 + 1= z (z ∈ ℂ)?

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có z2 + 1 = z (z ∈ ℂ)

Câu 2. Phương trình z2 + az + b = 0 (a, b ∈ ℝ) có nghiệm phức là 3 + 4i. Giá trị của a + b bằng

A. 31

B. 5

C. 19

D. 29

Hướng dẫn giải

Chọn C

Cách 1: Do z = 3 + 4i là nghiệm của phương trình z2 + az + b = 0 nên ta có:

(3 + 4i)2 + a(3 + 4i) + b = 0 ⇔ (3a + b – 7) + (4a + 24)i =0

Do đó a + b = 19

Cách 2: Vì z1 = 3 + 4i là nghiệm phương trình z2 + az + b = 0 nên z2 = 3 – 4i cùng là nghiệm của phương trình đã cho

Áp dụng hệ thức Vi-ét vào phương trình trên ta có

Chú ý: Nếu z0 là nghiệm của phương trình bậc hai với hệ số thực thì cũng là nghiệm của phương trình.

Câu 3. Gọi z0 là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình z2 + 6z + 34 = 0. Giá trị của |z0 + 2 − i| = 0 là

A.

B. 17

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có: ∆’ = −25 = (5i)2. Phương trình có hai nghiệm là z = −3 + 5i; z = −3 – 5i

Do đó

Câu 4. Gọi z1 là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình z2 – 2z + 5 =0. Tọa độ điểm biểu diễn số phức trên mặt phẳng phức là

A. P(3; 2)

B. N(1; −2)

C. Q(3; −2)

D. M(1; 2)

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có

Theo yêu cầu của bài toán ta chọn z1 = 1− 2i. Khi đó:

Vậy điểm biểu diễn của số phức là P(3; 2)

Câu 5. Gọi z1, z2 là hai nghiệm phức của phương trình z2 −4z – 5 = 0. Giá trị biểu thức (z1 – 1)2019 + (z2 – 1)2019 bằng

A. 21009

B. 21010

C. 0

D. −21010

Hướng dẫn giải
Chọn D

Xét phương trình

Khi đó ta có: (z1 – 1)2019 + (z2 – 1)2019 = (1 + i)2019 + (1 – i)2019

= (1 + i)[(1 + i)2]1009 + (1 – i)[(1 – i)2]1009

= (1 + i)(2i)1009 + (1 – i)(−2i)1009

= (2i)1009 [(1 + i) – (1 – i)] = (2i)1010 = (i2)505. 21010 = −21010

Dạng 7. Định lý Vi-ét và ứng dụng trong phương trình số phức

Phương pháp giải

Định lý Vi-ét: Cho phương trình az2 + bz + c = 0; a, b, c ∈ ℝ; a ≠ 0 có hai nghiệm phức z1, z2 thì

Ví dụ: Phương trình z2 − 4z + 24 = 0 có hai nghiệm phức z1, z2 nên z1 + z2 = 4; z1.z2= 24

Chú ý: Học sinh nhầm lẫn:

Bài tập vận dụng

Câu 1. Gọi z1, z2 là hai nghiệm phức của phương trình z2 − 2z + 5 = 0. Giá trị của biểu thức z12 + z22 bằng

A. 14

B. −9

C. −6

D. 7

Hướng dẫn giải

Chọn C

Gọi z1, z2 là nghiệm của phương trình z2 − 2z + 5 = 0.

Theo định lý Vi-ét, ta có

Suy ra z12 + z22 = (z1 + z2)2 – 2z1z2 = 22 – 2.5 = −6

Câu 2. Phương trình bậc hai nào sau đây có nghiệm là 1 + 2i?

A. z2 – 2z + 3 = 0

B. z2 + 2z + 5 = 0

C. z2 – 2z + 5 = 0

D. z2 + 2z + 3 = 0

Hướng dẫn giải

Chọn C

Phương trình bậc hai có hai nghiệm phức là liên hợp của nhau nên phương trình bậc hai có nghiệm 1 + 2i thì nghiệm còn lại là 1 – 2i.

Khi đó tổng và tích của hai nghiệm lần lượt 2; 5

Vậy số phức 1 + 2i là nghiệm của phương trình z2 − 2z + 5 = 0

Chúng ta có thể giải từng phương trình:

z2 − 2z + 3 = 0

z2 + 2z + 5 = 0 ⇔ (z + 1)2 = 4i2 ⇔ z + 1 = ± 2i ⇔ z = −1 ± 2i

z2 − 2z + 5 = 0 ⇔ (z − 1)2 = 4i2 ⇔ z − 1 = ± 2i ⇔ z = 1 ± 2i

z2 + 2z + 3 = 0

Câu 3. Kí hiệu z1, z2 là nghiệm phức của phương trình 2z2 + 4z + 3 = 0. Tính giá trị biểu thức P = |z1z2 + i(z1 + z2)|

A. P = 1

B. P =

C. P =

D. P =

Hướng dẫn giải

Chọn D

Ta có z1, z2 là hai nghiệm của phương trình 2z2 + 4z + 3 = 0

Theo định lý Vi-ét ta có

Ta có

Câu 4. Gọi z1, z2 là hai nghiệm phức của phương trình z2 − 4z + 7 = 0. Giá trị của P = z13 + z23 bằng

A. −20

B. 20

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Theo định lý Vi-ét ta có

Suy ra z13 + z23 = (z1 + z2)( z12 – z1z2 + z22) = (z1 + z2) ((z1 + z2)2 – 3z1z2) = 4.(42 – 3.7) = −20

Cách khác:

Ta có

Do đó:

Câu 5. Gọi z1 và z2 là hai nghiệm phức của phương trình 3z2 − 2z + 27 = 0. Giá trị của z1|z2| + z2|z1| bằng

A. 2

B. 6

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Áp dụng định lý Vi-ét, ta có và z1.z2 = 9

Do đó

Câu 6. Cho số thực a > 2 và gọi z1, z2 là hai nghiệm phức của phương trình z2 − 2z + a = 0. Mệnh đề nào sau đây sai?

A. z1 + z2 là số thực

B. z1 − z2 là số ảo

C. là số ảo

D. là số thực

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có . Đáp án A đúng

Phương trình bậc hai với hệ số thực có hai nghiệm là số phức liên hợp. Gọi z1= x + yi; x, y ∈ ℝ là một nghiệm, nghiệm còn lại là z2 = x – yi

Suy ra z1 − z2 = 2yi là số ảo. Đáp án B đúng

Vậy C là đáp án sai và D đúng

Dạng 8. Phương trình số phức quy về phương trình bậc hai

Phương pháp giải

Nắm vững cách giải phương trình bậc hai với hệ số thực trên tập số phức

Nắm vững cách giải một số phương trình quy về bậc hai, hệ phương trình đại số bậc cao;…

Ví dụ: Giải phương trình: z4 – z2 – 6 = 0 trên tập số phức

Hướng dẫn giải

Đặt z2 = t, ta có phương trình

Với t = 3 ta có

Với t = −2 ta có

Vậy phương trình đã cho có bốn nghiệm

Bài tập vận dụng

Câu 1. Tổng môđun bốn nghiệm phức của phương trình 2z4 – 3z2 – 2 = 0 là

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có

Khi đó, tổng môđun bốn nghiệm phức của phương trình đã cho bằng

Câu 2. Kí hiệu z1, z2, z3, z4 là bốn nghiệm phức của phương trình z4 + 4z2 – 5 = 0. Giá trị của |z1|2 + |z2|2 + |z3|2 + |z4|2 bằng

A.

B. 12

C. 0

D.

Hướng dẫn giải

Chọn B

Ta có

Phương trình có bốn nghiệm lần lượt là

Do đó

Câu 3. Gọi z1, z2, z3, z4 là các nghiệm phức của phương trình (z2 + z)2 + 4(z2 + z) – 12 = 0. Giá trị của biểu thức S = |z1|2 + |z2|2 + |z3|2 + |z4|2

A. S = 18

B. S = 16

C. S = 17

D. S = 15

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có (z2 + z)2 + 4(z2 + z) – 12 = 0

Đặt t = z2 + z, ta có

Suy ra

Suy ra

Câu 4. Gọi z1, z2 là hai nghiệm của phương trình . Khi đó |z1 + z2| bằng

A. 1

B. 4

C. 8

D. 2

Hướng dẫn giải

Chọn A

Điều kiện: z ≠ 0

Ta có:

Vậy

Câu 5. Cho số thực a, biết rằng phương trình z4 + az2 + 1 = 0 có bốn nghiệm z1, z2, z3, z4 thỏa mãn (z12 + 4)(z22 + 4) (z32 + 4) (z42 + 4) = 441. Tìm a

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn B

Nhận xét z2 + 4 = z2 – (2i)2 = (z + 2i)(z – 2i)

Đặt f(x) = z4 + az2 + 1, ta có:

Theo giải thiết, ta có

Dạng 9. Phương pháp hình học trong cực trị số phức

Phương pháp giải

Bước 1: Chuyển đổi ngôn ngữ bài toán số phức sang ngôn ngữ hình học.

Bước 2: Sử dụng một số kết quả đã biết để giải bài toán hình học.

Bước 3: Kết luận cho bài toán số phức.

Ví dụ: Cho số phức z thỏa mãn . Giá trị nhỏ nhất của |z + 3i| bằng

A. 3

B.

C.

D. 2

Hướng dẫn giải

Chọn A

Giả sử z = x + yi (x, y ∈ ℝ) ⇒

Khi đó

Gọi M(x, y); A(0; −3) lần lượt là điểm biểu diễn cho số phức z; −3i thì |z + 3i| = MA

Parabol y = x2 có đỉnh tại điểm O(0; 0), trục đối xứng là đường thẳng x = 0. Hơn nữa, điểm A thuộc trục đối xứng của parabol, nên ta có: MA ≥ OA = 3. Suy ra minMA = 3 khi M ≡ O. Vậy min |z + 3i| = 3, khi z = 0.

Bài tập vận dụng

Câu 1. Cho số phức z thỏa mãn |z – 3 − 4i| = 1. Môđun lớn nhất của số phức z bằng

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Hướng dẫn giải

Chọn B

Gọi M(x; y), I(3; 4) là các điểm biểu diễn lần lượt cho các số phức z; 3 + 4i.

Từ giả thiết |z – 3 – 4i| = 1 ⇒ MI = 1.

Tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z thỏa mãn giả thiết là đường tròn tâm I(3; 4), bán kính r = 1.

Mặt khác |z| = OM. Mà OM đạt giá trị lớn nhất OI + r, khi M là giao điểm của đường thẳng OM với đường tròn tâm I(3; 4), bán kính r = 1. Hay

Do đó, max|z| = OI + r = 5 + 1 = 6, khi

Nhận xét:

OI – r ≤ OM =|z| ≤ OI + r

Câu 2. Trong các số phức z thỏa mãn |z – 2 − 4i| = |z – 2i|, số phức z có môđun nhỏ nhất là

A. z = 2 – 2i

B. z = 1 + i

C. z = 2 + 2i

D. z = 1 − i

Hướng dẫn giải

Chọn C

Đặt z = x + yi (x, y ∈ ℝ).

Khi đó |z – 2 − 4i| = |z – 2i| ⇔ x + y – 4 = 0 (d).

Vậy tập hợp điểm M biểu diễn số phức z là đường thẳng d.

Do đó |z| = OM nhỏ nhất khi M là hình chiếu của O trên d.

Suy ra M(2; 2) hay z = 2 + 2i.

Nhận xét:

Trong tất cả các đoạn thẳng kẻ từ điểm O đến đường thẳng d, đoạn vuông góc OM ngắn nhất.

Câu 3. Cho số phức z thỏa mãn |z + 3| + |z – 3| = 10. Giá trị nhỏ nhất của |z| là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Hướng dẫn giải

Chọn B

Cách 1:

Gọi F1(–1; 0), F2(3; 0), có trung điểm là O(0; 0). Điểm M biểu diễn số phức z.

Theo công thức trung tuyến thì

Ta có

Đẳng thức xảy ra khi

Khi z = 4i hoặc z = –4i

Cách 2:

Gọi F1(–3; 0), F2(3; 0), M(x, y); (x, y ∈ ℝ) lần lượt là các điểm biểu diễn các số phức –3; 3; z.

Ta có F1F2 = 2c = 6 ⇒ c = 3.

Theo giả thiết ta có MF1 + MF2 = 10, tập hợp điểm M là đường elip có trục lớn 2a = 10 ⇒ a = 5; trục bé

Mặt khác OM = |z| nhỏ nhất bằng 4 khi z = 4i hoặc z = –4i

Vậy giá trị nhỏ nhất của |z| bằng 4.

Nhận xét:

+) Với mọi số thực a, b ta có bất đẳng thức

+) Với mọi điểm M nằm trên elip đoạn OM ngắn nhất là đoạn nối O với giao điểm của trục bé với elip.

Câu 4. Xét số phức z thỏa mãn 4|z + i| + 3|z – i| = 10. Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của |z| là

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn D

Gọi A(0; –1), B(0; 1) đoạn thẳng AB có trung điểm O(0; 0). Điểm M biểu diễn số phức z.

Theo công thức trung tuyến

Theo giả thiết 4MA + 3MB = 10. Đặt

Khi đó

Ta có

Do

Dạng 10. Phương pháp đại số trong cực trị số phức

Phương pháp giải

Các bất đẳng thức thường dùng

Cho các số phức z1, z2 ta có:

a) |z1| + |z2| ≥ |z1 + z2| (1)

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi

b) |z1 + z2| ≥ ||z1| − |z2|| (2)

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi

Bất đẳng thức Cauchy – Schwarz

Cho các số thực a, b, x, y ta có

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi ay = bx.

Bài tập vận dụng

Câu 1. Cho số phức z = a + (a −3)i, (a ∈ ℝ). Giá trị của a để khoảng cách từ điểm biểu diễn số phức z đến gốc tọa độ là nhỏ nhất bằng

A.

B.

C. a = 1

D. a = 2

Hướng dẫn giải

Chọn A

Đẳng thức xảy ra khi . Hay

Câu 2. Trong các số phức z thỏa mãn điều kiện |z – 2 – 4i| = |z – 2i|, số phức z có môđun nhỏ nhất là

A. z = 1 + 2i

B. z = −1 – I

C. z = 2 + 2i

D. z = −1 + i

Hướng dẫn giải

Chọn C

Gọi z = a + bi (a, b ∈ ℝ)

Suy ra

Câu 3. Cho số phức z thỏa mãn , biết đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị của |z| bằng

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn C

Gọi z = a + bi (z ≠ 2i) (a, b ∈ ℝ)

Suy ra

Vậy

Câu 4. Cho hai số phức z1, z2 thỏa mãn z1 – z2 = 3 + 4i và |z1 + z2| = 5. Giá trị lớn nhất của biểu thức |z1| +|z2| là

A. 5

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn D

Ta có 2(|z1|2 + |z2|2) = |z1 + z2|2 + |z1 – z2|2 = 52 + 32+ 42 = 50

Sử dụng bất đẳng thức Cauchy – Schwarz, ta có:

Gọi z1 = x + yi, z2= z + bi; x, y, a, b ∈ ℝ

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi

. Hay

Thay z1, z2 vào giả thiết thỏa mãn

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức |z1| +|z2| bằng

Nhận xét: Lời giải sử dụng bất đẳng thức Cauchy – Schwarz.

Câu 5. Cho số phức z thỏa mãn |z| = 1. Giá trị lớn nhất của biểu thức P = |1 + z| + 3|1 – z| bằng

A.

C.

B.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có

Đẳng thức xảy ra khi

Vậy

Nhận xét: Lời giải sử dụng bất đẳng thức Cauchy – Schwarz.

Câu 6. Cho số phức z thỏa mãn |z – 1 + 2i| = 2. Giá trị lớn nhất của |z + 3 – i| bằng

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Hướng dẫn giải

Chọn B

Ta có |z + 3 – i| = |( z – 1 + 2i) + (4 – 3i) ≤ |z – 1 + 2i| + |4 – 3i| = 7

Đẳng thức xảy ra khi

Vậy giá trị lớn nhất của |z + 3 – i| bằng 7.

Nhận xét: Lời giải sử dụng bất đẳng thức |z1| + |z2| ≥ |z1 + z2|.

Câu 7. Cho số phức z thỏa mãn |z – 3 + 4i| = 4. Gọi M và m là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của môđun số phức z. Giá trị của M. m bằng

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Hướng dẫn giải

Chọn A

Ta có: |z| = |(z – 3 + 4i) + (3 −4i)| ≤ |z – 3 + 4i| + |3 −4i| = 4 + 5 = 9 = M

Đẳng thức xảy ra khi

Mặt khác |z| = |(z – 3 + 4i) + (3 −4i)| ≥ ||z – 3 +4i| − |3 −4i|| = |4 – 5| = 1 = m.

Đẳng thức xảy ra khi

Nhận xét: Lời giải sử dụng bất đẳng thức.

|z1| + |z2| ≥ |z1 +z2| và ||z1| − |z2|| ≤ |z1 – z2|.

Câu 8. Cho số phức z thỏa mãn |z2 + 4| = |z(z + 2i)|. Giá trị nhỏ nhất của |z + i| bằng

A. 2

B.

C. 1

D.

Hướng dẫn giải

Chọn C

Ta có: |z2 + 4| = |z (z + 2i)| ⇔ |(z + 2i)(z – 2i)| = |z (z + 2i)|

⇔ |z + 2i|.|z – 2i| = |z|.|z + 2i|

Do đó

Chú ý: Với mọi số phức z1, z2: |z1.z2| = |z1|.|z2|.

Câu 9. Tìm số phức z thỏa mãn là số thực và |z| đặt giá trị nhỏ nhất

A.

B.

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn D

Gọi z = a + bi; a,b ∈ ℝ.

Ta có:

Do đó là số thực ⇔ 2a+ b – 2 = 0 ⇔ b = 2 – 2a

Khi đó

Đẳng thức xảy ra khi

. Vậy

Câu 10. Cho số phức z thỏa mãn điều kiện . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức T = |z + i| + |z – 2 – i|.

A. maxT =

B. maxT = 4

C. maxT =

D. maxT = 8

Hướng dẫn giải

Chọn B

Đặt z = x + yi (x, y ∈ ℝ), ta có

Lại có:

Kết hợp với (*) ta được:

Đặt T = x + y, khi đó với t ∈ [–1; 3]

Cách 1: Sử dụng phương pháp hàm số

Ta có

Vậy max f(t) = f(1) = 4.

Cách 2: Sử dụng phương pháp đại số

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy – Schwarz ta có

Đẳng thức xảy ra khi t = 1

Câu 11. Cho số phức z thỏa mãn |z| = 1. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của |z + 1| + |z2 + z + 1|. Khi đó giá trị của M + m bằng

A. 5

B. 6

C.

D.

Hướng dẫn giải

Chọn B

Đặt z = a + bi (a, b ∈ ℝ) và t = |z + 1|. Khi đó

Ta có:

(với 0 ≤ t ≤ 2, do a2 ≤ 1).

Xét hàm số f (t) = t + |t2 – 1| với t ∈ [0; 2]

Trường hợp 1:

Và có f (0) = f (1) = 1 nên

Trường hợp 2:

t ∈ [1; 2] ⇒ f(t) = t + t2 – 1 = t2 + t – 1, f ’(t) = 2t + 1 > 0, ∀ t ∈ [1; 2]

Do đó hàm số luôn đồng biến trên [1; 2] ⇒

Vậy .